Linh T. Duong’s Post

View profile for Linh T. Duong, graphic

CEO at IGC Group & an Educationist

Thuật ngữ “”sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống”” (work-life balance) được nhiều tổ chức cũng như người đi làm đặt ra thành một mục tiêu. Mình cũng nhận thấy khi nhắc đến thuật ngữ này, có nhiều tổ chức và người đi làm hiểu theo nhiều khía cạnh. Và đôi khi, do cách đặt góc nhìn chưa chính xác, những gì bạn thu lại trong góc nhìn của mình dẫn đến việc lập kế hoạch cũng như triển khai các hành động đi kèm không giúp giải quyết được vấn đề đang gặp phải. Nếu chúng ta tiếp cận sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống theo góc nhìn là “cái mình muốn” thì bạn dễ dàng sa lầy vào sự tham lam và có thể bị kiệt sức (burn out) vì quá cầu toàn, quá ôm đồm, gây ra sự ‘’mất cân bằng’’ trong nội tâm của chúng mình. Mà khi mình đã mất cân bằng trong nội tâm, mình làm gì cũng vẫn là “thiếu’’, “là không đủ’’… Nếu chúng ta tiếp cận sự cân bằng này bằng góc nhìn “cái mình cần’’ thì bạn có thể biết vào lúc nào mình cần gì, cần làm gì, cần ưu tiên mục đích nào, biết nắm cái gì, biết buông cái gì và sự cân bằng này nó sẽ diễn ra trong nội tâm mình. Một khi nội tâm thấy “cân bằng’’, thấy “đủ’’ thì tự khắc là mình đã đạt được . Cái bạn đang sở hữu như thời gian, sức khỏe… là hữu hạn. Cái bạn đang muốn sở hữu là sự hoàn hảo trong công việc, gia đình, bạn bè…. lại vô hạn. Lấy sự hữu hạn của nguồn lực để cân đối với sự vô hạn của mong cầu, bản chất đã là sự mất cân bằng rồi! Sự cân bằng này nếu tiếp cận theo góc: mình có được cái này thì mình phải bỏ bớt cái khác, tự nhiên bạn được cân bằng. Và khi bạn được cân bằng, ban sẽ tập trung và chánh niệm (mindfulness): lúc làm ra làm, lúc chơi ra chơi, lúc học ra học, lúc ở cùng con cái là thực sự ở bên chúng…. Có câu nói: ông Trời không cho ai hết tất cả, cũng không lấy hết tất cả của ai. Sự cân bằng, vì lẽ đó, không đến trong một cái nhìn ngắn hạn, trong sự so sánh giới hạn, trong sự đánh giá hữu hạn… Sự cân bằng đến từ góc nhìn lớn hơn của vũ trụ, của âm-dương, của hút-đẩy, của được-mất, của vui-buồn, của thịnh-suy,…. Vì vậy, một tổ chức khi hướng đến sự ‘cân bằng giữa công việc và cuộc sống’’ cho nhân viên mình khi cung cấp cho nhân viên của mình sự linh hoạt trong giờ làm, sự đánh giá bằng hiệu quả cuối cùng chứ không bằng việc điểm danh hàng ngày, xây dựng những thời gian gia tăng trải nghiệm gia đình cho nhân viên tại công sở như “”ngày gia đình”… là những tổ chức có tâm Đồng thời, các tổ chức ấy, muốn đi đến độ sâu hơn nữa thì hãy cung cấp cho nhân viên của mình các công cụ về “lòng biết ơn”, sự biết đủ, biết ưu tiên mức độ quan trọng khi lập kế hoạch, sự hiểu biết về các quy luật lớn của cuộc sống bên cạnh luật pháp…. Lúc đó, nhân viên của họ đạt được sự cân bằng thực sự lành mạnh và vững bền. Cầu mong cho mọi tổ chức, doanh nghiệp, mọi người đi làm đều có được sự cân bằng quý giá ấy. #balance #blessing #mindfullness #gratitude

Bài viết hay thế! Nhưng theo chú sự cân bằng chỉ là điều ước thấy nhưng có lẻ khó thực hiện trong thực tiễn. Chúng ta có những việc cần làm đôi khi cấp bách sẽ làm cho chúng ta mất cân bằng tạm thời. Một trong những giải pháp tốt sau hơn 47 năm trong hành trình quản trị của mình là chúng ta có một đội ngủ có tài năng và tâm huyết. Cứ vậy đi, mới có được chút cân bằng nha!!!

To view or add a comment, sign in

Explore topics