NGHỈ VIỆC SAO CHO ĐÚNG?

NGHỈ VIỆC SAO CHO ĐÚNG?


Việc lựa chọn tổ chức này hay tổ chức khác là một việc vô cùng “đời”, vô cùng “bình thường”. Bạn đã suy nghĩ đủ kỹ và sâu sắc để nghỉ việc, bước cuối cùng là cách mình làm sao đó để việc rời đi của mình “đúng đắn”, “văn minh” và “chính trực” nhất có thể.

Bài này mình lược dịch lại từ 1 bài mà mình thấy khá đầy đủ ý tứ. Source ở cuối bài nghen.

Trong 1 khảo sát mới đây của Gallup, có tới 21% bạn trẻ thuộc thế hệ Milleniums nhảy việc trong vòng 1 năm, gấp 3 lần thế hệ khác. Nhưng không chỉ riêng vì là Millenials mà các ngành có thị trường lao động khan hiếm đầu vào- ngành giáo dục cũng đang được điểm danh như là một ví dụ, hay những ngành có “bản chất” cần mới lạ, thay đổi như tiếp thị, công nghệ….

Dù ở độ tuổi nào, rồi một ngày nào đó bạn cũng sẽ ngừng cộng tác tại một nơi nào đó. Có thể bạn đang có một cơ hội tốt hơn, bạn phải lập nghiệp ở một nơi mới, hoặc bạn không thấy hạnh phúc với cách quản lý hiện tại, người quản lý hiện thời, bạn muốn dấn thân bằng việc khởi nghiệp, hay chỉ đơn giản là bạn không thích công việc, muốn nghỉ ngơi….

Dù là lý do nào đi chăng nữa, tin tôi đi, việc bạn rời đi như thế nào cũng quan trọng không kém như việc bạn bắt đầu. Hãy nghĩ rằng đây chính là cơ hội cuối cùng để thể hiện bạn làm việc thật chuyên nghiệp và bạn thật xứng đáng được nhận lãnh những điều tốt đẹp.

Sau đây là vài bước cần xem xét để thực hiện:

1.   TUÂN THỦ QUY TRÌNH/QUY ĐỊNH TẠI CÔNG TY

Mọi công ty đều có những mong đợi và quy trình khác nhau cho người sắp nghỉ việc. Hầu hết đều cần 1 Thư thông báo chính thức về việc bạn sẽ nghỉ để bắt đầu cho các bước tiếp theo bao gồm cả việc giấy tờ, trao đổi. Hãy giữ mọi thứ ngắn gọn, cụ thể và tích cực nhất mà bạn có thể.

2.   GỬI THÔNG BÁO PHÙ HỢP

Hãy lên kế hoạch trước và hãy chắc chắn rằng bạn gửi thông báo theo đúng yêu cầu tối thiểu của công ty. Hãy chú ý làm sao đó để thời gian của bạn đủ dài để bạn thực hiện những nhiệm vụ chưa hoàn thành và bàn giao những trách nhiệm của mình cho người tiếp nhận và để người quản lý của bạn có thể sắp xếp cho việc bạn ra đi.

3.   HÃY CẨN TRỌNG VỚI NHỮNG GÌ BẠN TRAO ĐỔI KHI CHUẨN BỊ RỜI ĐI

Hầu hết mọi công ty để có quy trình phỏng vấn nghỉ việc để bạn có cơ hội phản hồi và suy nghĩ về đơn vị quản lý hay nhân sự. Dù bạn có thất vọng với công ty đến bao nhiêu, hãy để lại những phản hồi mang tính xây dựng. Khi được hỏi vì sao bạn rời đi, hãy cố gắng nói rõ ràng, đủ thông tin, cụ thể mà không nên để lại những nhận xét tiêu cực không cần thiết. Và ĐỪNG, ĐỪNG, ĐỪNG bao giờ bịa ra một câu chuyện không có thật hoặc sử dụng một câu chuyện cố ý gây mủi lòng người quản lý để “đánh lạc hướng” bằng cách lấy sức khỏe, bệnh tật… của người thân làm “chất xúc tác”. Thật điên rồ nếu bạn chọn cách này.

4.   HÃY CHỦ ĐỘNG TRONG THỜI ĐIỂM BÀN GIAO

Thời điểm cận kề tuần hay ngày làm việc cuối cùng của bạn, đừng làm cho cuộc sống của các đồng nghiệp, cộng sự của mình trở nên sầu muộn, ai oán bằng cách bạn chọn sự nghỉ ngơi cho mình. Củng cố các hồ sơ, tài liệu; dọn dẹp ngăn nắp khu vưc làm việc và sẵn sàng để bàn giao cho người mới. Hãy hỗ trợ, giúp đỡ nhiều nhất có thể trong giai đoạn chuyển giao. Đây là việc làm đúng đắn và cũng là một cách khác để đảm bảo rằng ấn tượng cuối cùng của bạn ở công ty thật tốt đẹp và tuyệt vời.

5.   GIỮ GÌN CÁC CÁC CHUẨN MỰC ĐẠO ĐỨC

Đừng copy hay tự email cho địa chỉ email cá nhân của mình cả đống tài liệu của công ty trước khi nghỉ. Đó là tài sản của công ty. Bạn sẽ không bao giờ muốn bị đặt vào một tình huống vi phạm mà có thể người quản lý có thể kiện bạn vì đánh cắp bí mật kinh doanh, tài sản trí tuệ. Một số công ty có ký cam kết bảo mật thông tin và điều khoản này vẫn tiếp tục hiệu lực trong 1 thời gian kể cả sau khi bạn đã ngừng công tác. Sự chính trực của bạn là tài sản quan trọng nhất mà bạn có thể mang theo một cách kiêu hãnh.

6.   CHUẨN BỊ CHO NHỮNG TÌNH HUỐNG KHÔNG NGỜ

Nếu Sếp bạn đề nghị bạn ở lại với những điều khoản tốt hơn thì sao? Chuyện này ít khi xảy ra nhưng nếu bạn không muốn vô tình thế khó xử, hãy chuẩn bị và suy nghĩ trước tình huống này. Điều gì khiến bạn ra đi? Điều gì sẽ làm bạn muốn ở lại tiếp tục?... Hãy suy nghĩ về nó.

Tóm lại, dù bạn bắt đầu công việc, kết thúc công việc hay vẫn đang làm công việc, hãy thể hiện tốt nhất bạn có thể, hãy là chính bạn tốt đẹp như bạn của mọi ngày. Ai biết ngày mai sẽ ra sao, nhưng chắc chắn ngày mai sẽ là kết quả của hôm nay.

Nguồn: https://www.inc.com/lolly-daskal/how-to-quit-your-job-the-right-way.html

Linh T. Duong

CEO at IGC Group & an Educationist

2y

.

Like
Reply

To view or add a comment, sign in

Explore topics